Các hiệu trưởng trường học trên toàn cầu đã phải cáng đáng một nhiệm vụ khó khăn lên kế hoạch cho trường mở cửa sau cách ly bởi dịch Covid-19. Phải tự trải qua cách ly, lo lắng, mệt mỏi và đầy thử thách khi dạy học trực tuyến, nay họ lại phải đối mặt với việc thiết lập lại việc học tập tại trường để giảm các tác động từ đại dịch.
Năm năm trước, chúng tôi chuyển sang đất nước của nhau. Pasi Sahlberg đến Mỹ với tư cách là một giáo sư thỉnh giảng ở trường đại học Harvard, và William Doyle chuyển đến Phần Lan để nghiên cứu hệ thống trường học nổi tiếng thế giới như một học giả Fulbright. Chúng tôi mang theo gia đình. Và chúng tôi kinh ngạc với những gì được trải nghiệm. Ở Cambridge, Massachusetts, Pasi đưa con mình đến xem một trường mầm non tiềm năng. Hiệu trưởng nhà trường hỏi chi tiết đánh giá về kỹ năng từ vựng và số học của cậu bé. “Sao ông bà lại muốn biết việc đó? Cháu mới có 3 tuổi!”, Pasi hỏi, nhìn con trai mình, người mà việc tập đi toilet và bú sữa mẹ là những ký ức gần nhất.
Ngày 23/06/2019, sân chơi phiêu lưu đầu tiên ở Việt Nam sẽ chính thức mở cửa cho cộng đồng tại Thành phố Xanh Ecopark. Sân chơi được thiết kế bởi doanh nghiệp xã hội Think Playgrounds (TPG), các chuyên gia Nhật Bản từ tổ chức Tokyo Play, với sự tham vấn từ cộng đồng và chủ đầu tư Tập đoàn Ecopark. Đặc biệt, sân chơi sẽ được vận hành dưới hình thức không gian chơi mở, miễn phí cho cộng đồng và khuyến khích trẻ em chơi tự do, sáng tạo.
Ngày càng có nhiều người cân nhắc theo đuổi một học vị mới: trở thành Tiến sĩ Playwork. Tại sao ư? Bởi vì trẻ em giờ không còn được vui chơi như ngày xưa nữa. Theo hai nhà nghiên cứu dưới đây, người lớn trên khắp thế giới đang trở nên cứng nhắc, độc đoán và tính toán quá mức khi giám sát cách tụi trẻ sử dụng thời gian rảnh. Quá trình đô thị hóa hiển nhiên đóng góp một phần trách nhiệm, bởi nó quy giản các “sân chơi” thành những cấu trúc kim loại khô cứng mà thiếu đi cảm giác diệu kỳ của những mảnh sân sau, cánh rừng và đồng ruộng. Mặt khác, các xu hướng nuôi dạy con cái cũng ngày càng thiên về thực hành, một phần bởi nỗi lo âu thực tế của cha mẹ về sự an toàn và nguy cơ bắt nạt, nhưng phần nhiều bởi niềm khao khát đo lường mọi kết quả và sự không tin tưởng nói chung với khả năng tự dạy cho chính mình của trẻ em — rằng trẻ em có thể tự kiểm soát và định hướng việc vui chơi, dù với các cây sáp màu hay lưỡi cưa.
(VnMedia) - Xã hội quá nhiều sức ép như phải học giỏi, có công việc tốt... đang tạo nên một thế hệ sợ thất bại, phải sống theo ý muốn của người lớn. Sân chơi phiêu lưu chính là cơ hội để những đứa trẻ "học cách sợ để vượt qua nỗi sợ", để được “an toàn" hơn trong tương lai...