Angela Hanscom 04 Tháng Mười Hai 2015
Nhóm lớp 3 đến thăm trung tâm thiên nhiên của chúng tôi trong ngày gồm đa phần là các bé trai nghịch ngợm, ồn ào, hỗn loạn. Chúng tôi bắt đầu đi vào rừng và lũ trẻ bắt đầu bàn tán ầm lên với nhau trong trông đợi về những đều có thể xảy ra tiếp theo. Sau một trò chơi nhanh và giải thích luật chung của sân chơi, giờ chơi tự do đã đến. Ngay lập tức khi nhận ra mình có tự do để khám phá và xây dựng trong rừng, một điều thú vị đã xảy ra- chúng trở nên yên lặng. Chúng tản ra và vài đứa bắt đầu làm việc chung để đựng lều thổ dân.
Không có gì cho tôi nhiều vui sướng hơn việc nhìn thấy trẻ em thỏa mãn với việc xây dựng các cấu trúc từ cành, nhành cây trong vùng rừng cây. Đấy là cho đến khi sự sợ hãi nhảy vào và nhịp tim của mọi người tăng lên vài bậc trước tiếng thốt chói tai cảnh báo.
“Đặt mấy cái que XUỐNG!” Tôi nhìn qua và thấy một bạn giám sát lớp chạy hoảng hốt đến chỗ bọn trẻ. “Nguy hiểm! Nguy hiểm!” cô ấy hét lên. Mất một lúc ngạc nhiên về tình huống bất ngờ được cho là nguy cấp, tôi lấy giọng. “Mọi chuyện vẫn ổn,” tôi nói to với cô. “Tôi nói là chúng có thể dùng que, gậy miễn là chúng tôn trọng không gian cá nhân của nhau.” Không có gì để nói, bạn giám xát cau mày, quay và đi tới nhóm giám sát gần đó. Tôi đã có thể dừng bọn trẻ khỏi việc xây xếp ở thời điểm này, bỏ cuộc trong sự e ngại và khuyến khích các em làm điều gì đó mà xã hội của chúng ta có thể coi là đỡ nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, tôi quyết định để bọn trẻ tiếp tục với các dự án của mình.
Bọn trẻ, với sự trợ giúp của vài người lớn nhiệt tình, đã tiếp tục để xây một cái lều thổ dân bằng nhành cây to đùng. “ Nhìn cái mà chúng em đã xây nên kìa!” một bé trong lũ con trai tự hào nói, khoe về tác phẩm của mình.”Cô có tin được không?” một đứa khác hỏi đầy hào hứng.
Trong quá trình thi công, thật trớ trêu là chả có em nào bị đau- không đến một vết sước da. Điều này thật hiếm có. Trẻ em thường bị vài vết bầm tím, chày xước khi chơi trong rừng. Bị xước, thâm tím, và cả xẹo giống như là một nghi lễ khi tôi lớn lên. Trong thời nay thì chả có gì cả, không có những vết cắt, vết xước.
Là phụ huynh của 2 bé gái, ở một mức độ, tôi có thể cảm thông với nỗi sợ của bạn quản lớp đó. Bản năng cha mẹ thường tự nhiên chiếm lĩnh và chúng ta la, “ cẩn thận” hay “chậm thôi” khi quan sát con trẻ tương tác với môi trường tự nhiên quanh nó. Đây là điều khá bình thường và phổ biến. Thế nhưng, với tư cách là một nhà trị liệu nhi đã dành vô số giờ quan sát trẻ em chơi trong môi trường tự nhiên của mình, tôi cũng biết rằng giới hạn sự vận động và hạn chế khả năng chơi ngoài trời của các em có thể gây hại nhiều hơn lợi.
Cùng với việc chúng ta tiếp tục giảm thời gian chơi và không gian vận động và chơi ngoài trời, chúng ta quan sát được sự gia tăng của trẻ có các khiếm khuyết về giác quan. Số lượng trẻ cần đến dịch vụ vật lý trị liệu để phục hồi hệ thống giác quan đang trên đà tăng. Theo tờ New York Times, các trường công của New York đã chứng kiến lượng tăng 30% trong số trẻ cần sự giúp đỡ của trị liệu bốn năm trở lại đây. Và họ không phải là thành phố duy nhất có sự tăng vọt trong nhu cầu về dịch vụ này. Chicago là tầm 20% trong 3 năm trở lại và Los Angeles nhảy lên 30% trong 5 năm gần đây.
Thứ 2 sau việc hạn chế vận động và ít thời gian ngoài trời thường xuyên, càng ngày càng nhiều các em học sinh đang đi lại với hệ thống thăng bằng cơ thể chưa phát triển hết. Nói cách khác, chúng đang bị giảm về nhận thức cơ thể và cảm giác không gian. Các giáo viên đang báo cáo rằng trẻ đang ngã ra khỏi ghế của chúng, chạy va vào nhau, đẩn mạnh hơn trong trò đuổi bắt và nhìn chung vụng về hơn các năm trước. Thực tế là chúng ta càng giới hạn và cưng nựng con trẻ thì chúng càng dễ xảy ra điều không an toàn.
Chỉ khi người lớn bước vào và nói liên tục “không” với tất cả các hoạt động thể chất mà trẻ em định là thì chúng ta bắt đầu thấy vấn đề trong phát triển. “Không leo”, “không chạy”, “không chơi đuổi bắt”, “không quay vòng tròn”, “không nhặt que gậy”, “không được dính bẩn”, “không nhảy từ trên mỏm cao xuống”, “không leo lên mỏn đá”, chúng ta la ó khi trẻ em thử mọi hình thức có tỉnh rủi ro.
Chúng ta quan tâm quá nhiều. Chúng ta chỉ cố để bảo vệ chúng. Tuy vậy, nhiều lúc bảo vệ quá nhiều gây hại nhiều hơn lợi. Chúng ta đang ngăn chúng học được những bài học giác quan chúng cần để phát triển thành những con người có cơ thể bền bỉ và linh hoạt. Chúng cần được đôi lúc có dịp leo trèo, nhảy, chạy qua rừng, nhặt gậy, nhảy vào bùn, và ngã và bị thương. Đây là những trải nghiệm tự nhiên và cần thiết để phát triển hệ thồng giác quan lành mạnh – nền tảng để học tập và thực hiện được nhiều mục tiêu sống.
Ba ví dụ về việc chơi ngoài trời có thể mang tính trị liệu:
1. Trượt tuyết: Nếu bạn may mắn có tuyết thì trượt tuyến, là một hoạt động giác quan tuyệt vời, đặc biệt nếu bạn thay đổi tư thế trên cái máng trượt. Ví dụ, nếu trẻ đi xuống dốc bằng bụng và phải giữ đầu và chân cao như tư thế bay của Superman thì sẽ kích động hệ thống thăng bằng và cải thiện cảm nhận cơ thể theo thời gian. Máng trượt tròn sẽ làm trẻ quay vòng và quay vòng, giúp cải thiện cảm giác về không gian.
2. Đi chân đất trong rừng: Đi chân đất ở các địa hình không bằng phẳng thách thức và tăng sức cho các cơ ở mắt cá và phát triển vòm chân. Nó cũng giúp phát triển phản xạ để tránh đi bằng gót chân ở trẻ mới biết đi. Cảm giác về đất, gậy và lá dưới chân phát triển xúc giác một cách lành mạnh và hơn nữa nó giúp tránh khiếm khuyết về giác quan ở bộ phận này. Chạy trong rừng dạy các em định hướng trong môi trường xung quanh hiệu quả hơn, đồng thời thử thách khả năng thăng bằng của chúng.
3. Lăn xuống một cái đồi cỏ: Lăn xuống đồi cả giúp cũng cấp lực tác động sâu cần thiết đến cơ và gân – cải thiện cảm thụ liên đới các bộ phận của cơ thể. Giác quan này là nền tảng để giúp các em điều hòa chính xác độ lớn lực cần dùng khi chơi đuổi bắt, tô màu sáp mà không làm gãy bút, và ôm gà con mà không bóp quá chặt. Ngoài ra, khi trẻ lăn, chúng quay nên cũng giúp phát triển tiền đình hay hệ thống giúp thăng bằng.
Chơi ngoài trời là một trải nghiệm giác quan tự nhiên và tuyệt vời cho bọn trẻ. Tuy nhiên, chỉ một tuần 1 lần là không đủ để phát triển hệ giác quan khỏe mạnh. Cũng như tập thể dục lắt nhắt vài buổi không tạo ra ích lợi lâu dài, trẻ em cần di chuyển và chơi thường xuyên và đều đặn để có những lợi ích của việc chơi ngoài trời. Chúng không chỉ cần người lớn ủng hộ chơi ngoài trời thường xuyên và còn cả ủng hộ những thử thách lành mạnh khi chơi. Hệ giác quan của chúng phát triển dựa vào những điều này.

Biên dịch: Tiên Đào
Nguồn bài và ảnh: https://www.childrenandnature.org/2015/05/06/the-unsafe-child-less-outdoor-play-is-causing-more-harm-than-good/

tin tức gần đây

Để lại lời nhắn cho chúng tôi
Messager