Sống Mới 22 Tháng Mười 2015
Trẻ em khuyết tật phải đối mặt với nhiều thách thức, tự ti trước các mối quan hệ với bạn bè, gia đình. Chúng thường rất khó khăn để hòa đồng, ít vận động và đơn độc. Trong khi đó, sân chơi là “cầu nối” truyền thống giúp cải thiện các mối quan hệ, phát triển cơ thể. Vì vậy, khi cung cấp các thiết bị trò chơi có thể nhấn mạnh vào các kỹ năng, ưu điểm của chúng sẽ mang lại một cảm giác tự tin và cá tính hơn nữa.

Những sân chơi mà trẻ khuyết tật có thể tham gia cùng sẽ giúp chúng cảm thấy có “thẩm quyền” trên mảnh đất của mình, thúc đẩy sự tương tác xã hội. Vì vậy, gần đây đã xuất hiện một số mô hình kiểu này. Một dự án sân chơi cho trẻ khuyết tật ở công viên Minnehaha, Mỹ đã được thành lập. Chất xúc tác cho dự án là Peggy Halvorson, người đứng đầu Falls 4 All - tổ chức tình nguyện viên kết nối cộng đồng ở bắc Carolina. “ Sân chơi cho những đứa trẻ bị khiếm khuyết về cơ thể được dựng lên và nói với tôi rằng, cộng đồng cần có nó” – bà khẳng định.

Không chỉ được cộng đồng quan tâm, chính quyền các nước cũng đầu tư không ít vào các dự án này. Thành phố Pittsburgh đã bỏ ra 73.000 USD/năm để sửa chữa sân chơi O’Neill ở Pittsburgh Public Schools. Hiện Pittsburgh Public Schools có 37 sân chơi với 31 sân phù hợp với luật ADA - Luật người khuyết tật cho khoảng 4.800 học sinh khuyết tật bao gồm bị rối loạn học tập.
 
Kết hợp sân chơi ngoài trời chuyên biệt phù hợp với tâm sinh lý của nhiều dạng khuyết tật cùng với trị liệu bệnh lý sẽ giúp các em có cảm giác an toàn, hứng thú để phát triển hoàn thiện, từ đó định hướng cho các em bứt phá ra khỏi thế giới riêng của mình, hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng. Vì vậy, bên cạnh những trò chơi cơ bản của những đứa trẻ bình thường, sân chơi cần được gia cố thêm những chi tiết đảm bảo tính an toàn, nghiên cứu kỹ lưỡng sao cho có thể hỗ trợ nhiều nhất đến quá trình trị liệt, phát triển thể chất và giáo dục của trẻ, gần gũi với thiên nhiên.
 
“Mọi đứa trẻ đều có cơ hội để chơi, trải nghiệm những niềm vui bên cạnh bạn bè. Vui chơi giúp phát triển tình cảm, khỏe mạnh về thể chất. Mọi người cần phải có cuộc sống đầy đủ. Sân chơi là một cơ hội khác cho những đứa trẻ thiếu may mắn được cảm nhận được quyền bình đẳng, xua đi nỗi ám ảnh, mặc cảm về cơ thể. Vì vậy, nếu chúng ta chấp nhận những thân hình khiếm khuyết trên sân chơi, trong tương lai sẽ chúng sẽ được chấp nhận trong các lớp học và công việc” Peggy Halvorson khẳng định.

tin tức gần đây

Để lại lời nhắn cho chúng tôi
Messager